ĐĂNG RAO VẶT

Wednesday, March 27, 2024

Dinh Hoàng A Tưởng – Di sản kiến trúc ở Lào Cai

Dinh đang được trùng tu Hoàng A Tưởng là công trình kiến trúc và nghệ thuật tồn tại hơn 100 năm qua ở Bắc Hà, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai - 1

Dinh Hoàng A Tưởng nằm ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, được xây dựng năm 1914 và hoàn thành vào năm 1921. Chủ nhân của ngôi nhà là ông Hoàng Yến Tchao.

Theo Sở Du lịch Lào Cai, đây vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của cha con Hoàng Yến Tchao, Hoàng A Tưởng thời kỳ trước năm 1945. Người Tày có tục lệ đặt tên ngôi nhà theo tên của người con ở cùng cha mẹ lúc trưởng thành nên công trình sau này được gọi là Dinh thự Hoàng A Tưởng.

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai - 2

Đầu thế kỷ 20, ông Hoàng Yến Tchao là đại diện cho giai cấp bóc lột, có cuộc sống giàu sang. Để xây dựng ngôi nhà này ông đã mời thầy địa lý đi quanh khu vực xem địa điểm, thế đất, tìm nơi âm dương giao hoà, môi trường hoàn hảo. Khu đất được chọn xây dinh hợp với long, mạch, thuỷ, sa – cao ráo, vuông vức, có gò đằng sau, trước có sông suối.

Trong ảnh là toàn bộ dinh thự lúc mới hoàn thiện.

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai - 3

Tòa nhà chính quay mặt về hướng đông nam, tựa lưng vào núi, phía trước có suối, bố cục hình chữ nhật khép kín với 36 phòng, phía sau có hệ thống đường hầm thoát hiểm, xung quanh có tường bao nhiều lỗ châu mai, có đường đi trên thành cho lính gác đi tuần.

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai - 4

Nhà chính ở phía sâu bên trong, hai bên lối vào là nhà phụ, trước là bức bình phong, giữa là sân trời. Vào dinh phải bước lên bậc cầu thang từ hai bên, rồi tới phòng chờ, sau đó mới bước vào khoảng sân rộng.

Bên cạnh không gian sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình Hoàng Yến Tchao, dinh thự còn có phòng khách, phòng làm việc, phòng ở cho các quan, cố vấn người Pháp để điều hành bộ máy cai trị và phòng thờ ở tầng cao nhất.

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai - 5

Hệ thống cột, mái được đắp nổi nhiều họa tiết dây lá nho, hoa văn nguyệt quế biểu tượng cho sự thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc. Mái lợp bằng ngói âm dương. Hệ thống cửa vòm và cầu thang hình cánh cung, tạo ấn tượng về vẻ cách tân, sự bề thế cho công trình. Mặt chính trang trí bằng nhiều hoạ tiết công phu. Hai bên phải và trái đắp nổi hai câu đối với nội dung chúc gia đình dòng họ hiển vinh.

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai - 6

Tổng diện tích toàn khu khoảng 10.000 m2, kết hợp giữa hai lối kiến trúc Á – Âu, thể hiện sự giao thoa văn hóa Đông – Tây.

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai - 7

Hình ảnh tư liệu về nội thất dinh thự khi cả gia đình Hoàng Yến Tchao còn sinh sống. Các trang thiết bị đều đắt tiền, hiếm có vào thời điểm đó.

Trong số các căn phòng, phòng thờ của họ Hoàng là căn phòng trên tầng cao nhất, đối diện cửa ra vào, vừa thoáng khí, tạo được sự trang nghiêm, tĩnh lặng, mở cửa là nhìn thấy trời đất, âm dương hòa hợp. Theo phong thủy, gian thờ này “tọa cát hướng cát”, tức là nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt cho gia chủ, để thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, mong muốn cuộc sống của con cháu đời đời thịnh vượng.

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai - 8

Gia đình ông Hoàng Yến Tchao sống ở đây đến năm 1950 thì bỏ đi. Sau đó, ngôi nhà bỏ hoang, hầu hết đồ dùng trong nhà đều không còn. Hàng chục năm qua, dinh thự nhiều lần được cải tạo, thay đổi màu sơn và làm nội thất. Tuy nhiên, nét kiến trúc độc đáo của ngôi nhà giữ gần như nguyên vẹn.

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai - 9

Hiện nay các căn phòng đều là nơi trưng bày hình ảnh và tư liệu cho du khách tham quan. Năm 1999, dinh được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia.

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai - 10

Dinh Hoàng A Tưởng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Bắc Hà nói riêng và Lào Cai nói chung, mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt khách. Dinh mở cửa từ 8h đến 17h hằng ngày.

Vé tham quan người lớn là 20.000 đồng, trẻ em từ 6 đến 16 tuổi vé 10.000 đồng. Trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật được miễn phí vé. Người thuộc diện hưởng chính sách được giảm giá vé 50%.

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai - 11

Từ cuối năm 2023 đến nay, dinh thự bắt đầu được trùng tu, tôn tạo theo quyết định của tỉnh Lào Cai với kinh phí gần 12 tỷ đồng. Khi được sơn mới với màu chủ đạo vàng nhạt, trắng và hồng phấn, nhiều du khách và một số nhiếp ảnh gia cho rằng màu vàng quá nhạt, không tương thích với các mảng tường còn giữ màu trong tòa nhà.

Ngành du lịch Lào Cai cho biết việc trùng tu là để di tích trở thành điểm đến đặc sắc, thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ảnh: Huy Trung

Y Tý một điểm nổi tiếng bậc nhất bởi “biển mây” kín mít trên bầu trời. Hiện nay, du lịch Y Tý đang trở thành tâm điểm yêu thích của các bạn trẻ đam mê xê dịch trên dải đất Việt Nam.

Gửi góp ý

Theo Tâm Anh – Phương Hoàng ([Tên nguồn])

Nguồn: Sưu tầm

Mê sắc hoa sơn tra Tây Bắc, du khách leo hẳn lên nóc nhà “săn” ảnh đẹp

Hoa sơn tra hay còn gọi là hoa táo mèo đang nở rộ ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La… Đặc biệt, vừa qua Sơn La còn xác lập kỷ lục là địa phương có rừng hoa sơn tra lớn nhất Việt Nam.

Những ngày này, nhiều du khách đã đổ về Sơn La để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa sơn tra. Hoa sơn tra có 5 cánh, nhụy vàng, màu không trắng muốt như mận, mơ và lê mà hơi trắng ngà.

Mê sắc hoa sơn tra Tây Bắc, du khách leo hẳn lên nóc nhà săn ảnh đẹp - 1

Hoa Sơn Tra ở Sơn La (Ảnh: Toàn Vũ).

Cách đây một tuần, chị Hoàng Thị Thủy Loan (31 tuổi, quê Phú Thọ, hiện sinh sống ở Hà Nội) đã có chuyến đi ngắm hoa Sơn Tra tại bản Nậm Nghẹp – thủ phủ hoa sơn tra – tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La.

Theo chị Thủy Loan, chuyến đi có chi phí chưa đến 2 triệu đồng nhưng chị được chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp.  

 Các dịch vụ du lịch tại bản Nậm Nghẹp chưa có quá nhiều. Loan và nhóm bạn đặt trước chỗ nghỉ, ăn uống tại home stay (nhà dân cung cấp dịch vụ lưu trú) sau đó được các hướng dẫn viên địa phương chở bằng xe máy đến các điểm check-in.

Mê sắc hoa sơn tra Tây Bắc, du khách leo hẳn lên nóc nhà săn ảnh đẹp - 2

Nữ du khách leo thang lên mái nhà để “săn” ảnh đẹp (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Hoa sơn tra bắt đầu nở từ tháng 2. Giữa tháng 3 là lúc hoa sơn tra nở rộ đẹp nhất. Đa phần các cây sơn tra đều rất cao lớn, có những rừng cây sơn tra cổ thụ trên trăm năm tuổi. Vì vậy, để chụp được những bức ảnh đẹp ở nhiều góc khác nhau, du khách phải dùng tới nhiều công cụ hỗ trợ.

Như nhiều du khách khác, chị Thủy Loan cũng chọn những góc chụp độc đáo để lưu giữ kỷ niệm của chuyến đi.

“Tại Nậm Nghẹp có nhiều home stay nằm dưới những cây sơn tra cổ thụ. Nhiều du khách đã nghĩ ra cách trèo lên các mái nhà để có những bức hình cận hoa và có nền trời xanh phía sau. Vào những hôm đông người, khách phải xếp hàng khá lâu mới tới lượt”, chị Thủy Loan chia sẻ.

Mê sắc hoa sơn tra Tây Bắc, du khách leo hẳn lên nóc nhà săn ảnh đẹp - 3

Thành quả của nữ du khách (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

 Cũng theo nữ du khách này, nếu chỉ nhìn bức ảnh thì không thấy cao lắm nhưng thực tế, để lên được nóc nhà phải là người không sợ độ cao. Các du khách như Loan phải dùng tới thang tre hỗ trợ. 

“Dù nhìn có hơi mạo hiểm nhưng mỗi lần du khách trèo lên mái nhà, chủ home stay đều hỗ trợ bằng cách giữ thang để đảm bảo thang chắc chắn. Hướng dẫn viên cũng khuyến cáo du khách nên lựa chọn những tư thế chụp an toàn cho bản thân”, Thúy Loan cho hay.

Ngoài bí quyết săn ảnh đẹp trên nóc nhà, nhiều chủ home stay còn treo thêm các xích đu, kê bàn hoặc đặt những chiếc ghế cao để du khách chụp ảnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, thời điểm này, cây sơn tra đã dần bật lá nên những du khách muốn ngắm hoa sơn tra cần lên kế hoạch đi sớm vì chỉ một thời gian nữa hoa sẽ tàn.

Mê sắc hoa sơn tra Tây Bắc, du khách leo hẳn lên nóc nhà săn ảnh đẹp - 4

Hoa sơn tra hứa hẹn sẽ trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc của Sơn La (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chia sẻ về kinh nghiệm du lịch mùa hoa sơn tra, chị Phạm Bích Hà (Mường La) chia sẻ, nằm ở độ cao 2.000 đến 2.500m, Nậm Nghẹp được coi là một trong những bản cao nhất Việt Nam.

Đường đi lại còn khó khăn nên du khách cần tính toán lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp. Nếu ai không tự tin về tay lái nên thuê những hướng dẫn hoặc người dân địa phương hỗ trợ. Ngoài ra, có nhiều công ty lữ hành cung cấp các tuor ngắm hoa, leo núi nên du khách có thể cân nhắc lựa chọn để có chuyến đi an toàn, tiết kiệm tài chính và thời gian. 

Nguồn: Sưu tầm

Hổ Khiêu Hiệp: Di sản thế giới ngoạn mục và nguy hiểm bậc nhất Vân Nam

Hổ Khiêu Hiệp: Di sản thế giới ngoạn mục và nguy hiểm bậc nhất Vân Nam
GÓP Ý GIAO DIỆN

Nguồn: Sưu tầm

Tuesday, March 26, 2024

Ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên ngôi chùa ngàn năm tuổi ở Hà Nội

Ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên ngôi chùa ngàn năm tuổi ở Hà Nội
GÓP Ý GIAO DIỆN

Nguồn: Sưu tầm

Làng không nuôi hổ nhưng dân đổi đời nhờ hình ảnh chúa sơn lâm khắp nơi

Trong khi nhiều địa phương giàu có nhờ sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà máy, mở khu công nghiệp, làng Wanggongzhuang ở Hà Nam, Trung Quốc lại giàu lên nhờ nghệ thuật.

Đây được mệnh danh là ngôi làng chuyên vẽ tranh hổ đẹp nhất Trung Quốc. Việc vẽ tranh của người dân trong làng để bán bắt đầu từ những năm 1950. Dân làng nơi đây chuyên vẽ tranh các vị thần để mọi người treo trong dịp Tết.

Làng không nuôi hổ nhưng dân đổi đời nhờ hình ảnh chúa sơn lâm khắp nơi - 1

Hình ảnh chúa sơn lâm ở khắp mọi nơi trong các gia đình của làng này (Ảnh: PP).

Từ những năm 1980, một số người dân trong làng đã vẽ các bức tranh hổ và dần trở nên nổi tiếng. Anh Xiao Yanqing – một trong những người vẽ tranh hổ đẹp nhất ở ngôi làng này, cho biết, vì hoàn cảnh nghèo, nên cách đây vài chục năm, tranh của anh là nguồn thu nhập của gia đình.

Con hổ đại diện cho sự uy quyền, oai phong nên nhiều gia đình thích treo tranh hổ với cầu mong may mắn, tài lộc… 

Năm 1998 là năm con hổ theo lịch Âm, khách hàng đặt mua tranh hổ rất nhiều, nhờ vậy bản thân anh có nguồn thu nhập lớn. Từ đó, Xiao Yanqing chỉ tập trung vào việc vẽ tranh hổ, dù công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhiều chi tiết.  

Một năm sau đó, kinh tế của gia đình Xiao Yanqing được cải thiện nhờ các bức tranh về hổ được khách mua nhiều. Gia đình anh là hộ đầu tiên trong làng mua được tivi màu.

Làng không nuôi hổ nhưng dân đổi đời nhờ hình ảnh chúa sơn lâm khắp nơi - 2

Nhiều bức tranh hổ của làng đã được bán ra nước ngoài (Ảnh: SN).

Năm 2002, tác phẩm của Xiao Yanqing được bán sang Singapore. Đây là lần đầu tiên tranh hổ ở làng này được bán ra nước ngoài. Từ sự thành công của anh, nhiều người trong làng đã học vẽ tranh hổ.

Các bức tranh hổ được khách khắp nơi đặt mua góp phần thay đổi bộ mặt của làng. Nhiều hộ không chỉ xây nhà cửa khang trang mà còn mua ô tô, sắm nhiều món đồ gia dụng cho người thân. Dù ngôi làng không có hộ dân nào nuôi hổ song người ta thấy hình ảnh của chúa sơn lâm hiện diện ở khắp nơi.

Năm 2007, chính quyền địa phương đã đăng ký nhãn hiệu tranh hổ giúp tác phẩm của người dân được bảo hộ bản quyền.

Nhằm đạt được thành công, cư dân ở đây xác định hai yếu tố quan trọng là mời các họa sĩ giỏi về làng dạy cách vẽ, đồng thời quảng bá tác phẩm ra thị trường thông qua các cuộc triển lãm.

Tiếng lành đồn xa nên có nhiều bức tranh của người dân trong làng được bán với giá 400.000 tệ (hơn 1,3 tỷ đồng), thậm chí có những bức tranh còn đắt hơn thế. Tuy vậy, việc vẽ tranh hổ không hề đơn giản.

Những họa sĩ của làng phải trau chuốt từng đường nét, giúp toát lên sự oai phong, uy quyền, sức mạnh của loài hổ góp phần đưa căn nhà của khách hàng có màu sắc ấn tượng nhất. 

Làng không nuôi hổ nhưng dân đổi đời nhờ hình ảnh chúa sơn lâm khắp nơi - 3

Bộ mặt của làng đã thay đổi hoàn toàn nhờ vẽ tranh (Ảnh: PP).

Anh Wang Jianhui – người vẽ tranh hổ nổi tiếng của làng Wanggongzhuang cho hay, về cơ bản, dân làng đã thoát nghèo. Trung bình ở đây, người dân bán 100.000 bức tranh hổ mỗi năm, tổng doanh thu gần 100 triệu tệ (hơn 340 tỷ đồng).

Được biết, hiện có 900 trong số 1.366 cư dân của làng làm công việc liên quan đến vẽ tranh cùng các ngành liên quan. Trong đó có 2 người là thành viên của Hiệp hội Nghệ thuật Trung Quốc, còn 48 người là thành viên của Hội Nghệ thuật tỉnh Hà Nam.

Khi nhu cầu mua hàng online nhiều hơn, cư dân ở đây cũng nắm bắt xu hướng, bán tranh trên Internet. Họ lập kênh bán hàng qua mạng, mỗi năm có 1/3 số tranh của làng này được mua qua các kênh mua sắm trực tuyến, doanh thu đưa về không hề nhỏ. 

Sự nổi tiếng của ngôi làng này đã thu hút mọi người đến học hỏi kinh nghiệm. Thậm chí, nhiều gia đình còn mở xưởng dạy vẽ tranh giúp truyền nghề cho mọi người gần xa.

Nguồn: Sưu tầm

Hoa hậu Thùy Tiên làm đại sứ Ngày hội Du lịch TPHCM 2024

Ngày 26/3, Sở Du lịch TPHCM phối hợp với Hiệp hội Du lịch tổ chức sự kiện giới thiệu Ngày hội Du lịch TPHCM lần thứ 20 từ ngày 4 -7/4 tại Công viên 23/9 (quận 1, TPHCM) với chủ đề “20 năm hành trình sống động”.

Sự kiện nhằm quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, hoạt động du lịch và ẩm thực đặc trưng của TPHCM, đồng thời kích cầu du lịch nội địa trong dịp hè 2024. Tại sự kiện, Hoa hậu Thùy Tiên được công bố làm đại sứ Ngày hội Du lịch TPHCM lần thứ 20. 

Hoa hậu Thùy Tiên làm đại sứ Ngày hội Du lịch TPHCM 2024 - 1

Hoa hậu Thùy Tiên tại sự kiện giới thiệu Ngày hội Du lịch TPHCM (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chia sẻ về vai trò này, người đẹp nói: “Là một người con sinh ra tại thành phố mang tên Bác, tôi vô cùng tự hào khi được Sở Du lịch TPHCM lựa chọn mình là gương mặt đại sứ. Ngày hội Du lịch là một trong những sự kiện lớn và quan trọng nhằm thúc đẩy du lịch của thành phố trong năm nay.

Với vai trò đại sứ, tôi sẽ cố gắng hết mình, cố gắng dùng sức trẻ, sức ảnh hưởng của mình để lan tỏa nhiều hơn hình ảnh đẹp của văn hóa, con người và cảnh đẹp của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung đến với bạn bè quốc tế”.

Hoa hậu Thùy Tiên làm đại sứ Ngày hội Du lịch TPHCM 2024 - 2

Hoa hậu Thùy Tiên (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Theo bà Nguyễn Cẩm Tú – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch TPHCM, ngày hội Du lịch năm nay có sự tham gia của hơn 100 gian hàng, trong đó có 43 gian hàng đến từ các tỉnh thành và 35 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. 

Bà cho biết, điểm nhấn của Ngày hội Du lịch năm nay là sự “bùng nổ” các chương trình kích cầu du lịch. Mặc dù trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng với tiêu chí phục vụ người dân và du khách có một mùa hè sôi động, các doanh nghiệp đã tham gia hưởng ứng mạnh mẽ chương trình kích cầu du lịch. 

Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch, phát biểu: “Ngày hội Du lịch TPHCM qua 19 năm tổ chức đã khẳng định được vị thế, là một trong những sự kiện thường niên quan trọng của ngành du lịch thành phố nói riêng và cả nước nói chung.

Với sự đăng ký tham gia của các tỉnh thành và doanh nghiệp, cho thấy ngày hội Du lịch TPHCM năm 2024 đã tiếp tục khẳng định được vị thế, vai trò của một “siêu thị du lịch” hàng đầu cả nước, góp phần quan trọng trong việc kích cầu thị trường du lịch nội địa với những sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn”.

Bên cạnh các hoạt động kích cầu là không gian trưng bày và triển lãm. Ngoài việc lựa chọn cho mình những sản phẩm du lịch thiết thực, người dân và du khách tham quan có cơ hội thưởng thức các chương trình như Acoustic, biểu diễn cà kheo cosplay, workshop làm đồ thủ công…

Trong khuôn khổ của Ngày hội Du lịch, Hoa hậu Thùy Tiên sẽ có buổi giao lưu cùng khán giả vào lúc 18h15 ngày 6/4 tại Sân khấu chính công viên 23/9. 

Nguồn: Sưu tầm

Tránh "hồn tin học hóa, da chuyển đổi số"

Một trong những vướng mắc của công cuộc CĐS hiện nay là còn tắc nghẽn ở yêu cầu liên thông dữ liệu (LTDL), đặc biệt là dữ liệu dùng chung. Tin học hóa thì không cần thiết phải LTDL. Nhưng CĐS sẽ không thể thực hiện được nếu không có LTDL.

Trong chính quyền số (cùng với kinh tế số và xã hội số là 3 mục tiêu mang tính trụ cột của CĐS), các dịch vụ thủ tục hành chính công phải được số hóa và vận hành trên nền internet. Thực tế thì nhiều nơi, nhiều ngành đã cơ bản thực hiện xong việc chuyển đổi từ văn bản giấy sang điện tử. Nhưng giấy tờ điện tử sẽ mang lại tác dụng nhiều khi không có LTDL (cấp địa phương tới quốc gia) cũng như thiếu các quy định làm cơ sở pháp lý (thường là phải sửa đổi quy định cũ).

Vào thời điểm này, khi có việc phải tới các cơ quan hành chính địa phương, hay bệnh viện, ngân hàng..., công dân sẽ được tiếp cận hình thức điện tử của các loại văn bản như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế… đã giúp việc giải quyết các thủ tục hành chính tiện lợi và thông thoáng hơn. Tuy nhiên, từ nhiều công dân, thậm chí cả cán bộ xử lý, cũng chưa hài lòng với quy trình thực hành giấy tờ điện tử. Hai sự cố phổ biến là lỗi kết nối và chưa thể LTDL dùng chung thông suốt. Chẳng hạn, như gặp trường hợp cấp giấy chứng nhận độc thân mà đương đơn có quá trình sống tại nhiều địa phương, cán bộ thụ lý thường gặp bị vướng ở khâu xác minh.

Có nhiều cái vướng đã và vẫn đang cần cơ quan chức năng tháo gỡ. Ví dụ, với Thông tư số 59/2021/TT-BCA ngày 15-5-2021 của Bộ Công an, công an cấp phường, xã có quyền thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư. Về lý thuyết, người dân không phải đi đâu xa hơn, thậm chí tránh được cảnh phải mệt mỏi trở về địa phương gốc để xác minh và chỉnh sửa. Nhưng nhiều nơi, hệ thống cơ sở dữ liệu lại không được cơ quan chức năng cập nhật lên hệ thống.

Theo các chuyên gia, quy trình thủ tục hành chính truyền thống trên văn bản giấy không tương thích với quy trình điện tử, đòi hỏi cơ quan chức năng phải thay đổi. Ngay cả giao diện phần mềm trước đây thiết kế cho máy tính, giờ lại không tương thích với các thiết bị di động có màn hình cảm ứng hay mỗi nhà cung cấp phần mềm quản lý hành chính công lại có sự khác nhau về quy trình, thường là giao diện. Mỗi khi thay đổi hay thậm chí cập nhật phần mềm, tình trạng lỗi dễ xảy ra, thậm chí bị mất dữ liệu sao lưu.

CĐS là một hành trình liên tục nên các cơ quan đầu ngành có liên quan phải có cơ chế thường xuyên nắm bắt, cập nhật, bám sát thực tế thực hiện ở cấp cơ sở.

Monday, March 25, 2024

Khu du lịch Công tử Bạc Liêu “thay áo mới” nhìn từ trên cao

Khu du lịch Công tử Bạc Liêu thay áo mới nhìn từ trên cao - 1

Khu du lịch Công tử Bạc Liêu được quy hoạch trên diện tích hơn 20.000m2, gồm khu A và khu B, giáp với các tuyến đường Điện Biên Phủ, Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu, Mai Thanh Thế, thuộc địa bàn phường 3, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Khu du lịch Công tử Bạc Liêu thay áo mới nhìn từ trên cao - 2

Khu A có diện tích hơn 6.500m2 gồm có nhà Công tử Bạc Liêu hiện hữu, nhà Huyện Sổn, nhà để xe, bán hàng lưu niệm, giải khát,… và một số cảnh quan khác.

Khu du lịch Công tử Bạc Liêu thay áo mới nhìn từ trên cao - 3

Mặt tiền khu du lịch này thuộc đường Điện Biên Phủ, phía trước là sông Bạc Liêu – Cà Mau. Hai khu nhà nổi bật nhất là nhà Công tử Bạc Liêu (bên trái) và nhà Huyện Sổn.

Khu du lịch Công tử Bạc Liêu thay áo mới nhìn từ trên cao - 4

Nhà Công tử Bạc Liêu được xây dựng hoàn thành năm 1919, cách đây hơn 100 năm. Trải qua hơn một thế kỷ nhưng tòa nhà hầu như được giữ nguyên vẹn, được sơn sửa lại làm mới bên ngoài. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của dòng họ Trần Trinh, trong đó có Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, cách đây hàng chục năm trước.

Khu du lịch Công tử Bạc Liêu thay áo mới nhìn từ trên cao - 5

Nhiều du khách khi đến tham quan khu nhà Công tử Bạc Liêu rất thích thú khi đứng từ ban công tầng 2 nhìn xuống xung quanh khuôn viên, phía trước mặt sông,… 

Khu du lịch Công tử Bạc Liêu thay áo mới nhìn từ trên cao - 6

Sau khi được đơn vị vận hành cho tôn tạo lại, cụm nhà Công tử Bạc Liêu thay đổi khá nhiều như chiếc xe được cho là công tử từng sử dụng được đưa từ bên trong nhà ra trưng bày bên ngoài. Ngoài ra, khuôn viên được làm thêm nhiều công năng khác như hồ nước tạo không khí mát mẻ, điểm bán hàng lưu niệm, bán nước giải khát, ăn nhẹ,… 

Khu du lịch Công tử Bạc Liêu thay áo mới nhìn từ trên cao - 7
Khu du lịch Công tử Bạc Liêu thay áo mới nhìn từ trên cao - 8

Bên trong khu nhà Công tử Bạc Liêu cơ bản được giữ nguyên vẹn với nhiều vật dụng trưng bày để phục vụ khách tham quan.

Khu du lịch Công tử Bạc Liêu thay áo mới nhìn từ trên cao - 9

Đến với nhà Công tử Bạc Liêu, du khách rất ấn tượng khi được xem tận mắt chân dung Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (ảnh treo trên tường, thứ 3 từ phải qua) và người thân của ông.

Khu du lịch Công tử Bạc Liêu thay áo mới nhìn từ trên cao - 10

Khu B của khu du lịch Công tử Bạc Liêu đang được đầu tư xây dựng, nổi bật là khách sạn khoảng 11 tầng, cao hơn 52m, để phục vụ du khách như phòng nghỉ, hội nghị, nhà hàng, hồ bơi, bar, chăm sóc sức khỏe,…

Theo báo cáo của đơn vị đầu tư, dự kiến đến 1/2025 hoàn thành khách sạn này để đưa vào sử dụng, góp phần phát triển du lịch, kinh tế, xã hội của tỉnh Bạc Liêu.    

Nguồn: Sưu tầm

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội

Dịp đầu năm, du khách thập phương lại tập trung về đình làng Thủ Lễ để xem các trận đấu vật, có cả nữ tham gia. Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia này trở thành địa chỉ quen thuộc của mọi người dịp lễ hội.

Là ngôi làng cổ nằm gần phá Tam Giang, Thủ Lễ hiện nay có một phần thuộc xã Quảng Phước, một phần thuộc về thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Cách trung tâm TP Huế khoảng 15 cây số, Thủ Lễ nổi tiếng với du khách gần xa khi có lễ hội vật quy mô lớn và lâu đời diễn ra vào dịp Tết. Trong không khí tưng bừng ngày Xuân, người dân, du khách được xem các đô vật thi đấu trên tinh thần thượng võ, xung quanh khán giả reo hò cổ vũ tạo nên không khí vui nhộn ngày đầu năm.

Đình làng Thủ Lễ tọa lạc trong không gian yên bình.

Đình làng Thủ Lễ tọa lạc trong không gian yên bình.

Lễ hội vật hấp dẫn này diễn ra ở ngôi đình cổ kính mang tên đình làng Thủ Lễ (tọa lạc ở thị trấn Sịa). Được thành lập khá sớm, làng Thủ Lễ sau khi hình thành đã được các vị khai canh tiến hành lựa chọn vị trí trung tâm của làng để xây dựng ngôi đình.

Dù chưa rõ thời gian cụ thể xây dựng ngôi đình này, nhưng đợt trùng tu cuối cùng được khắc ở nội thất là năm Thành Thái thứ 5 (năm 1893).

Nằm trong không gian bình yên, đình làng Thủ Lễ có khuôn viên rộng khoảng 1.000m2. Có dịp về đây, đập vào mắt du khách đầu tiên chính là các trụ biểu hình khối vuông, hai trụ ở giữa cao hơn một chút. Tiếp sau trụ biểu có sự hiện diện của nhà bia, hồ bán nguyệt và bức bình phong.

Ở giữa đình có khoảng sân rộng là nơi hằng năm diễn ra lễ hội vật Thủ Lễ. Sới vật được đắp dạng hình tròn, mỗi kì hội vật xong tiến hành san bằng lại như cũ.

Ngôi đình nổi bật với kiểu nhà rường truyền thống.

Ngôi đình nổi bật với kiểu nhà rường truyền thống.

Đình làng Thủ Lễ có kiến trúc 5 gian 2 chái, có mái lợp ngói âm dương, giữa đỉnh nóc có gắn cặp rồng “hồi long” chầu mặt nguyệt, dọc bờ nóc, bờ quyết có hình tượng lân, quy, phụng tạo điểm nhấn. Nội thất có Hậu cung bố trí các án thờ, bên ngoài có tiền đường treo hoành phi, câu đối… Hai bên đình có nhà tăng 3 gian 2 chái.

Tạo ấn tượng với du khách là 6 cột hàng hiên ở trước mặt đình. Các cột này có chân tạo hình quả bí, thân cột đắp hình rồng mây…

Ngôi đình này nổi bật với kiểu nhà rường truyền thống có bộ rường gỗ vững chãi biểu trưng cho cư dân vùng đầm phá Tam Giang. Hiện nay, đình làng còn lưu giữ 1 khánh đá, 1 phiến đá bùa, hàng chục sắc phong…

Toàn cảnh đình làng Thủ Lễ.

Toàn cảnh đình làng Thủ Lễ.

Đình làng Thủ Lễ là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế về nhiều mặt như kiến trúc, nghệ thuật trang trí, phong thuỷ cảnh quan và triết lý dân gian về vũ trụ và nhân sinh ẩn trong công trình.

Với những giá trị này, đình làng Thủ Lễ đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp Quốc gia vào năm 1999.

Đình nằm ở vị trí trung tâm làng.

Đình nằm ở vị trí trung tâm làng.

Không gian trong lành ở đình làng.

Không gian trong lành ở đình làng.

4 trụ biểu trước đình.

4 trụ biểu trước đình.

Xa xa phía sau trụ biểu là nhà bia.

Xa xa phía sau trụ biểu là nhà bia.

Sới vật diễn ra vật làng Thủ Lễ.

Sới vật diễn ra vật làng Thủ Lễ.

Không gian yên tĩnh.

Không gian yên tĩnh.

Nơi hằng năm diễn ra lễ hội lâu đời, có từ thời Nguyễn.

Nơi hằng năm diễn ra lễ hội lâu đời, có từ thời Nguyễn.

Các đô vật tranh tài.

Các đô vật tranh tài.

Kiến trúc độc đáo của ngôi đình.

Kiến trúc độc đáo của ngôi đình.

Đình làng Thủ Lễ là di tích cấp Quốc gia.

Đình làng Thủ Lễ là di tích cấp Quốc gia.

Nguồn: Sưu tầm

Chợ đêm Sơn Trà Đà Nẵng 'đóng cửa' vào tháng 7, đổi vị trí

Chợ đêm Sơn Trà, Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Chợ đêm Sơn Trà, Đà Nẵng – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Ngày 25-3, ông Huỳnh Văn Hùng – phó chủ tịch UBND quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng – cho biết đã có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động chợ đêm Sơn Trà tại phường An Hải Tây từ ngày 1-7 tới.

Theo đó, căn cứ hợp đồng đã ký với Công ty cổ phần DHTC Đa Năng thì từ 1-7 sẽ chấm dứt hoạt động chợ đêm Sơn Trà trên đường Mai Hắc Đế, Lý Nam Đế (vị trí gần đầu cầu Rồng).

“Tới tháng 7 mới dừng hoạt động nhưng chúng tôi thông báo sớm để các đơn vị, các hộ tiểu thương có thời gian chuẩn bị, tránh bất ngờ” – ông Hùng cho biết.

Theo nội dung thông báo, quận Sơn Trà yêu cầu Công ty cổ phần DHTC Đa Năng thực hiện các thủ tục tài chính theo đúng hợp đồng đã ký.

Đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp phạt chậm nộp phí sử dụng lòng đường, vỉa hè tại chợ đêm Sơn Trà theo quy định.

Hiện nay UBND quận Sơn Trà đang khảo sát các vị trí khác để thực hiện tổ chức hoạt động chợ đêm Sơn Trà trong giai đoạn tiếp theo. 

Trong đó tập trung các địa điểm các tuyến đường gần UBND quận Sơn Trà, thuận lợi cho hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống mà vẫn đảm bảo an toàn giao thông.

Khu vực đầu cầu Rồng tập trung nhiều hoạt động vui chơi, giải trí - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Khu vực đầu cầu Rồng tập trung nhiều hoạt động vui chơi, giải trí – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Trong thời gian qua, hoạt động chợ đêm Sơn Trà trở thành điểm đến thu hút người dân và du khách đến Đà Nẵng.

Tuy nhiên do địa điểm gần nút giao thông cầu Rồng nên vào nhiều thời điểm việc đảm bảo đi lại gặp khó khăn, nhất là vào những ngày cuối tuần, dịp lễ hội…

Vừa qua, UBND quận Hải Châu đã công bố phương án tổ chức thí điểm phố đi bộ Bạch Đằng, với kỳ vọng đây sẽ là sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách đến Đà Nẵng vào dịp chiều tối.

Phố đi bộ trên đường Bạch Đằng dài 1,2km và sẽ kết nối với cầu Nguyễn Văn Trỗi (dài hơn 500m nối giữa quận Sơn Trà và quận Hải Châu).

Phố đi bộ Bạch Đằng khi nào mở cửa?

Hiện nay UBND quận Hải Châu đang đẩy nhanh tiến độ để triển khai dự án phố đi bộ Bạch Đằng. Lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng cũng đã giao nhiệm vụ cho quận Sơn Trà và quận Hải Châu triển khai các phương án thí điểm tổ chức hoạt động phố đi bộ Bạch Đằng kết nối với cầu Nguyễn Văn Trỗi. Đảm bảo đưa vào khai trương chậm nhất vào cuối tháng 4-2024.

Nguồn: Sưu tầm

Sunday, March 24, 2024

‘Thác máu’ bí ẩn ở Nam Cực khiến giới khoa học trăn trở cả trăm năm

Hiện tượng Thác máu đã khơi dậy trí tò mò của các nhà thám hiểm trên khắp thế giới - Ảnh: THE MORNING NEWS

Hiện tượng Thác máu đã khơi dậy trí tò mò của các nhà thám hiểm trên khắp thế giới – Ảnh: THE MORNING NEWS

Trong hơn một thế kỷ, hiện tượng mà ông Taylor gọi là “Thác máu” này đã khơi dậy trí tò mò của các nhà khoa học và những người yêu thích các địa danh kỳ bí trên toàn thế giới.

Năm 2017, một nhóm nghiên cứu sử dụng radar xuyên lòng đất phát hiện ra mạng lưới các vết nứt có kích thước khác nhau trên nền băng, tạo thành một hồ chứa nước mặn bị chôn vùi. Chính điều này đã cung cấp nước cho dòng thác ở mõm sông băng.

Nồng độ muối cao kết hợp với áp suất ở đáy sông băng giữ cho nước chảy, bất chấp nhiệt độ xuống âm độ C. Nhưng nguyên nhân gây ra sự thay đổi màu sắc đột ngột vẫn còn là một bí ẩn.

Các nghiên cứu khác được thực hiện vào những năm 1960 tuyên bố chỉ tìm thấy dấu vết rất nhỏ các khoáng chất trong mẫu nước từ sông băng bên dưới thác máu. Điều này không đủ để giải thích hiện tượng tại sao nước lại có màu đỏ.

Trong hơn 100 năm, các nhà khoa học đã đặt ra rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân hình thành thác máu - Ảnh: WIKIPEDIA

Trong hơn 100 năm, các nhà khoa học đã đặt ra rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân hình thành thác máu – Ảnh: WIKIPEDIA

Một giả thuyết khác cho rằng màu đỏ của “thác máu” có liên quan đến sự gia tăng hàng loạt của tảo băng đỏ trong sông băng. Nhưng ngay cả khi các chuyên gia tìm ra dấu vết carbon thì không có loại tảo nào gây ra được hiện tượng này.

Đến tận năm 2023, theo một bài báo được công bố trên tạp chí Frontiers in Astronomy and Space Science, một nhóm các nhà nghiên cứu do Đại học Alaska Fairbanks và Cao đẳng Colorado dẫn đầu đã giải thích được bí ẩn về thác máu bằng cách sử dụng kết hợp các kỹ thuật phân tích hiện đại.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những quả cầu nano siêu nhỏ trôi nổi trong nước. Phân tích hóa học chuyên sâu sử dụng tia X sau đó cho thấy những hạt này chứa các phân tử sắt, silica, canxi, nhôm, muối và các nguyên tố khác.

Các nghiên cứu trước đây đã bỏ sót những hạt nano này, vì chúng rất nhỏ và không có cấu trúc tinh thể. Hầu hết các phương pháp phân tích tiêu chuẩn được các nhà khoáng vật học sử dụng trước đó đều bỏ qua những vật liệu vô định hình như vậy.

Phân tử muối sắt nano rỉ ra khỏi sông băng và bị oxy hóa thành màu đỏ khi tiếp xúc lâu với không khí. Điều này lý giải cho màu sắc đỏ như máu của thác nước mà chúng ta thấy ngày nay.

Tuy thác nằm ở khu vực khó tiếp cận, du khách có thể đến tham quan thác máu bằng cách khởi hành từ Chile và Argentina. Hai quốc gia này là điểm xuất phát phổ biến nhất đối với những ai muốn bắt đầu chuyến thám hiểm Nam Cực.

Màu đỏ của nước tại thác máu - Ảnh cắt từ video

Màu đỏ của nước tại thác máu – Ảnh cắt từ video

Nguồn: Sưu tầm

Bún bò “xương siêu to khổng lồ”, quán bán 1.000 bát/ngày ở Hà Nội

Quán bún bò Huế nổi tiếng trên khắp nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook nằm ở mặt đường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội).

Quán do bà Trần Thị Thu Giang mở bán được gần 2 năm. Khách gọi món, bà Giang thoăn thoắt lấy thịt, bún chan thêm nước dùng thơm phức.

Thực đơn quán có bún bò Huế với nhiều loại nhân, thịt, xương khác nhau từ 35.000 đến 100.000 đồng/bát tùy khách gọi. Trong đó, đắt nhất là bún bò Huế xí quách với những cục xương hầm lớn, nhiều thịt, tủy béo ngậy ngập trong nước dùng rất được lòng thực khách.

Bún bò xương siêu to khổng lồ, quán bán 1.000 bát/ngày ở Hà Nội - 1

Tô xí quách bò với những miếng xương to vừa nạc vừa gân với giá khoảng 65.000 đồng/bát (Ảnh:Toàn Vũ).

Xí quách còn khá xa lạ với người dân miền Bắc. Xí quách là tên gọi quen thuộc của món xương hầm ở Sài Gòn, xuất xứ từ Trung Quốc. Xí quách thực chất là những khúc xương bò (hoặc lợn, dê) to được để nguyên tảng và ninh trong nhiều giờ để tạo độ ngọt, béo.

Sau đó, phần xương này sẽ được vớt ra, để riêng. Khi có khách gọi xí quách đầu bếp trần nóng sơ xương qua nước dùng, cho vào bát, chan ngập nước dùng kèm hành húng. Miếng xí quách thường chỉ là xương sườn, ống, còn dính thịt, là một trong những món hấp dẫn nhờ độ béo của tủy và gân sần sật nhai rất ngon miệng.

Bún bò xương siêu to khổng lồ, quán bán 1.000 bát/ngày ở Hà Nội - 2

Bà Giang đang sơ chế xí quách, lúc khách gọi có thể làm ngay (Ảnh: Toàn Vũ).

Xí quách ở quán bà Giang được hầm kỹ. Thực khách thường gọi một bát xí quách riêng để ăn kèm bún bò, giá tùy loại xương dao động 50.000-80.000 đồng/bát. Tuy nhiên, điểm trừ là xí quách thường có hơi nhiều mỡ bò, ăn nhanh ngấy. 

Hàng ngày, bà Giang vẫn tự tay chuẩn bị nguyên liệu, từ khâu sơ chế cho đến nêm nếm. Quán chỉ bán một món bún bò Huế. Để giữ được chân thực khách bà Giang phải nêm nếm hương vị hài hòa của nước dùng để phù hợp với đa phần người ăn. Xí quách thường hết sớm, nhiều người phải gọi điện đặt để phần trước.

Bún bò xương siêu to khổng lồ, quán bán 1.000 bát/ngày ở Hà Nội - 3

Để ăn những miếng xí quách to thường khách phải gọi điện trước (Ảnh: Toàn Vũ).

“Nhà tôi bán mỗi ngày khoảng trên dưới 1.000 bát bún bò Huế các loại. Toàn bộ thịt bò, xương bò đều được tôi nhập từ mối quen trong ngày. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như độ tươi ngon của thịt.

Sau khi nhập thịt và xương bò về, chúng tôi phải sơ chế nhiều lần phân chia từng loại, rửa sạch, xát muối loại bỏ mùi hôi cũng như chần sơ rồi mới cho vào ninh”, bà Giang chia sẻ.

Tô bún ở quán bà Giang được nhiều thực khách đánh giá là đầy đặn, với thịt nạm, chả, giò hoặc móng heo theo yêu cầu. Thịt mềm nhưng vẫn giữ được độ dai. Suất ăn còn được phục vụ kèm rau. Khách tùy ý thêm gia vị chanh, ớt, sa tế… cho vừa miệng.

Bún bò xương siêu to khổng lồ, quán bán 1.000 bát/ngày ở Hà Nội - 4

Thực khách thưởng thức món xí quách (Ảnh: Toàn Vũ).

Bà Giang chia sẻ do có người nhà ở Huế nên cháu gái đã vào tận nơi để học hỏi cũng như căn chỉnh gia vị sao cho phù hợp với thực khách ở Hà Nội.

Anh Thực (Cầu Giấy, Hà Nội), một thực khách quen của quán chia sẻ: “Tôi thường xuyên ăn trưa ở đây, nhưng hôm nào muốn ăn xí quách phải gọi điện đặt trước không là hết hàng. Nước dùng ngon, ngọt nhưng đôi khi xí quách hơi nhiều mỡ. Ăn vào giờ cao điểm đôi lúc phải chờ đợi rất lâu mới tới lượt”.

Nguồn: Sưu tầm