Chuẩn bị mở cửa du lịch quốc tế: Không mở toang nhưng cũng đừng mở hé ~ ĐĂNG RAO VẶT

Friday, March 11, 2022

Chuẩn bị mở cửa du lịch quốc tế: Không mở toang nhưng cũng đừng mở hé

z3249720490553abef167cb761da226974ad1af2c20fed 16469951586391988081157 Chuẩn bị mở cửa du lịch quốc tế: Không mở toang nhưng cũng đừng mở hé

Các chuyên gia dự diễn đàn ‘Luồng xanh cho du lịch cất cánh’ kiến nghị mở cửa du lịch không mở toang nhưng cũng đừng mở hé – Ảnh: BTC

Diễn đàn Luồng xanh cho du lịch cất cánh do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 11-3 tại Hà Nội đã ghi nhận nhiều đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để chuẩn bị mở cửa du lịch từ 15-3.

2 năm qua, gần 30% doanh nghiệp lữ hành xin rút giấy phép hoạt động

Ông Nguyễn Trùng Khánh – tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch – cho biết mở cửa du lịch từ 15-3, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia và điểm đến trên toàn cầu. Ở trong nước, chính sách visa chặt chẽ trong thời gian chống dịch vừa qua là một cản trở lớn đối với việc thu hút khách quốc tế. Với các quy định hiện nay thì khách quốc tế mất trung bình 15 ngày để xin visa vào Việt Nam.

Ông Khánh cho biết chương trình thí điểm đón khách quốc tế từ tháng 11-2021 tới nay đã đón được hơn 10.00 khách quốc tế đến Việt Nam. Theo đánh giá từ phía doanh nghiệp cũng như các chuyên gia thì đây là con số rất khiêm tốn.

z32497204674897b74e0ce5dc709b064291f968ff106e7 16469951586331405576063 Chuẩn bị mở cửa du lịch quốc tế: Không mở toang nhưng cũng đừng mở hé

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết đã có gần 30% doanh nghiệp lữ hành xin rút giấy phép hoạt động vì khó khăn do COVID-19 – Ảnh: BTC

TS Nguyễn Anh Tuấn – viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam – cho rằng những chính sách chặt chẽ về cấp thị thực và kiểm soát y tế khiến chương trình thí điểm đón khách không hiệu quả.

Ông so sánh con số 10.000 khách của Việt Nam với gần 500.000 khách quốc tế mà Singapore đã đón được trong thời gian thí điểm vừa qua.

Ngoài ra, còn có những khó khăn khác đến từ phía tiềm lực của doanh nghiệp lữ hành. Ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết 2 năm qua đã có gần 30% doanh nghiệp lữ hành xin rút giấy phép hoạt động, hiện chỉ còn khoảng 2.000 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành trên toàn quốc.

Ông Vũ Thế Bình – phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam – lo lắng về những khó khăn khác như chính sách thiếu rõ ràng, dễ hiểu khiến doanh nghiệp “vô cùng gian khổ vì quy định chồng chéo không đồng bộ, mỗi địa phương mỗi khác”.

Theo ông Bình, tin mở cửa hoàn toàn du lịch từ 15-3 là tin vui nhất của toàn ngành du lịch trong 2 năm qua, nhưng đến nay, dù chỉ còn vài ngày nữa là tới thời điểm mở cửa mà doanh nghiệp vẫn ngổn ngang nhiều vấn đề phải lo lắng, suy nghĩ.

z3249720493446cdf956220dd9550e7eef61da7a8fa742 16469951586351232922001 Chuẩn bị mở cửa du lịch quốc tế: Không mở toang nhưng cũng đừng mở hé

TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), kiến nghị Chính phủ nên mạnh dạn mở rộng mở – Ảnh: BTC

Nên mạnh dạn mở rộng cửa

Góp ý phát triển du lịch, TS Nguyễn Anh Tuấn kiến nghị Chính phủ mở cửa an toàn, linh hoạt, không có rào cản để tạo môi trường du lịch hấp dẫn khách quốc tế.

Ông Vũ Thế Bình đề xuất ngoài việc mở cửa thông thoáng thì các chính sách đưa ra cần phải dễ hiểu, thống nhất ở các địa phương, dễ thực hiện và tương đồng với các nước trong khu vực.

Từ góc độ một chuyên gia y tế, mặc dù cho rằng lúc này chưa thể coi COVID-19 là bệnh thông thường được nhưng TS Trần Đắc Phu – nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) – đề xuất Chính phủ nên mạnh dạn mở rộng cửa, không mở toang nhưng cũng không mở hé.

Bởi theo ông, tỉ lệ lây trong nước chiếm tới 99,7%, chỉ có 0,3% lây COVID-19 qua nhập cảnh.

Với tình hình dịch COVID-19 hiện nay ở Việt Nam, chuyên gia dịch tễ này cho rằng chỉ cần kiểm soát tốc độ lây bệnh chậm để tránh quá tải y tế, bệnh nhân không chuyển nặng, không tử vong.

Ông đề xuất nên nới lỏng các biện pháp kiểm soát y tế một cách đồng bộ với cả khách nội và khách quốc tế. Ông nhấn mạnh “nới lỏng nhưng không buông trôi thả lỏng”.

Bà Lê Mai Khanh – phó chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam – ngoài nêu ra những đề xuất hỗ trợ về thuế, vốn, đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp du lịch… thì còn lưu ý việc truyền thông mở cửa du lịch ra quốc tế cần phải làm sao truyền tải được thông điệp khách quốc tế đến Việt Nam sẽ an toàn, dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cũng đồng tình cần phải khôi phục các chính sách đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh như thời điểm trước dịch COVID-19 cho khách du lịch để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.

Ông Khánh cho biết vừa qua Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đều đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất gỡ bỏ các hạn chế về chính sách nhập cảnh áp dụng trong hai năm chống dịch COVID-19 vừa qua, khôi phục chính sách visa trước COVID-19, đó là miễn thị thực đơn phương cho công dân 13 nước và song phương cho 88 nước và vùng lãnh thổ.

Tuổi Trẻ Online – Du Lịch – RSS Feed

0 nhận xét:

Post a Comment