Huế miễn vé tham quan di tích cho phụ nữ mặc áo dài truyền thống ~ ĐĂNG RAO VẶT

Thursday, March 3, 2022

Huế miễn vé tham quan di tích cho phụ nữ mặc áo dài truyền thống

Ngày 4/3, theo tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm thực hiện đề án “Huế – Kinh đô áo dài” vào chào mừng 112 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, UBND tỉnh đã có công văn về việc miễn vé tham quan di tích đối với phụ nữ mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam.

ad1 16463636029582061185131 Huế miễn vé tham quan di tích cho phụ nữ mặc áo dài truyền thống

Cán bộ khối văn phòng Sở Văn hóa và thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế với áo dài truyền thống tại di tích chùa Thiên Mụ. Ảnh: P.T.H.

Theo đó, Thừa Thiên Huế thực hiện miễn 100% giá vé tham quan đối với phụ nữ trong nước và quốc tế mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan các điểm di tích do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế quản lý.

Thời gian thực hiện miễn vé tham quan cho phụ nữ mặc áo dài truyền thống Việt Nam là từ 5 đến hết ngày 10/3/2022.

Theo đề án “Huế- Kinh đô áo dài”, mục tiêu của đề án này là tiếp tục khẳng định giá trị, vị trí của áo dài Huế trong dòng chảy văn hóa vùng đất cố đô Huế và văn hóa Việt Nam; tôn vinh nét đẹp văn hóa của áo dài Huế, tôn vinh những người khai sáng và phát triển áo dài Huế, áo dài Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển Việt Nam.

ad2 1646363693725412156357 Huế miễn vé tham quan di tích cho phụ nữ mặc áo dài truyền thống

Tiểu thương chợ Đông Ba ở Huế thướt tha trong tà áo dài truyền thống chào mừng 112 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Ảnh: VSH.

Bên cạnh đó, đề án nhằm khai thác, phát huy vị thế áo dài Huế trong phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch dịch vụ gắn với áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Để nội dung đề án lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống cộng đồng, Thừa Thiên Huế đã đề ra chương trình hành động thực hiện đề án một cách khoa học, cụ thể. Trong đó, tổ chức “Ngày hội áo dài” trở thành chuỗi sự kiện văn hóa cộng đồng định kỳ 2 lần/năm, từng bước đưa áo dài Huế trở thành trang phục truyền thống trong các không gian văn hóa, hoạt động lễ nghi, lễ hội truyền thống, tạo nét đặc trưng riêng có của vùng đất cố đô Huế.

Thừa Thiên Huế cũng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ may đo thiết kế áo dài, xây dựng các thương hiệu nổi tiếng về áo dài Huế. Bên cạnh đó, tỉnh đầu tư cơ sở vật chất, hình thành các điểm trưng bày, trình diễn áo dài, trung tâm, cơ sở may đo áo dài phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Tỉnh cũng xây dựng áo dài Huế trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, sản phẩm hàng hóa lưu niệm phục vụ nhu cầu của khách du lịch; xây dựng bộ hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO đưa áo dài vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại…

Du lịch | Cập nhận tin tức Du Lịch 24/7
Nguồn: Sưu Tầm

0 nhận xét:

Post a Comment