Đây là lần thứ ba tôi quay lại Fukushima theo lời mời của ban lãnh đạo tỉnh. Những lần trước, tôi có cơ hội được thưởng lãm phong cảnh thiên nhiên và tìm hiểu về trận sóng thần khốc liệt năm xưa. Riêng lần này, tôi có nhiều thời gian để khám phá văn hóa, con người và ẩm thực nơi đây. Tất cả đều tuyệt vời nhưng điều mà tôi ấn tượng nhất chính là sự nồng nhiệt và chân thành của họ.
Sau khi đáp máy bay xuống Sân bay quốc tế Narita, tôi theo chân đoàn tham quan tới tỉnh Fukushima. Trên đường đi, chúng tôi ghé thăm Công viên Đại tượng Phật Ushiki Daibutsu ở tỉnh Ibaraki, nơi có bức tượng đồng đúc cao nhất thế giới mang dáng hình Phật A Di Đà Như Lai ngự trên đài sen. Tượng được thực hiện vào năm 1992, cao 120m, gấp ba lần so với tượng Nữ thần Tự do tại Mĩ.
Bên dưới đài sen là lối vào khu bảo tàng Phật giáo, cho phép du khách tiếp cận thông tin về quá trình xây dựng công trình và chiêm ngưỡng quang cảnh tuyệt đẹp của công viên tại khu vực đài quan sát. Năm 1995, bức tượng được ghi tên vào sách kỉ lục Guinness.
Điểm tiếp theo đoàn đưa tôi ghé thăm là Sân bay Fukushima. Điều tôi ấn tượng nhất chính là sự tiếp đón nồng hậu và trọng thị của chính quyền Fukushima dành cho đoàn. Sau màn chào đón ấm áp và chân tình, chúng tôi được dẫn đi tham quan từng khu vực trong sân bay.
Tọa lạc tại thành phố Sukagawa, cách Tokyo 300km về hướng Bắc, sân bay được xây dựng vào năm 1988 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993. Đây là sân bay đạt chuẩn quốc tế, trước đây sân bay có chuyến bay thẳng thường lệ đến Seoul, Thượng Hải. Có lẽ đây là sân bay duy nhất ở Nhật mà hầu hết bảng chỉ dẫn đều được ghi bởi ba ngôn ngữ là tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Việt.
Sân bay có kết cấu 3 tầng, mỗi tầng có chức năng khác nhau nhằm tối ưu trải nghiệm cho du khách. Tầng 1 là khu vực check-in và cổng đến, khu lấy hành lí và các khu chức năng khác. Tầng 2 là khu vực phòng chờ và cửa ra máy bay. Tầng 3 là nơi quy tụ các nhà hàng, khu mua sắm và giải trí.
Sang ngày thứ hai của hành trình, tôi được đưa đến Wonder Farm, một khu nông trại chuyên trồng cà chua cho du khách vào trải nghiệm. Tại đây có đến 9 loại cà chua, vài giống trong số đó trông rất ngộ nghĩnh mà tôi chưa từng thấy bao giờ, điển hình như giống cà chua Furagaru dài và đỏ hay giống Campari có vị ngọt dịu. Đến đây, ngoài việc sắm vai nông dân thu hoạch cà chua tại vườn, du khách còn có thể thưởng thức nhiều món ngon đặc sản của tỉnh Fukushima.
Bên cạnh những giàn cà chua trĩu quả, Fukushima còn có những vườn táo căng tròn được trồng và chăm sóc theo phương pháp thuận tự nhiên, vì thế, khi thưởng thức táo tại vườn, du khách sẽ lập tức cảm nhận được vị ngọt tươi ngon lan tỏa trên đầu lưỡi.
Tối hôm đó, một lần nữa, sự chân tình của người dân Fukushima đã khiến trái tim chúng tôi ấm áp đến lạ kì. Cục trưởng Cục Giao lưu du lịch tỉnh Fukushima – ngài Azuma Yoshihiro đã chủ trì một bữa tiệc chiêu đãi đoàn thịnh soạn tại Lữ quán Yoshikawaya. Đây cũng là lữ quán từng vinh dự tiếp đón Thiên hoàng, Thiên hậu và hoàng gia Nhật Bản đến nghỉ qua đêm.
Từng người trong đoàn chúng tôi được ban tổ chức ân cần tặng một chai rượu Sa-kê làm quà. Vốn dĩ, rượu Sa-kê là “quý tửu” của đất nước mặt trời mọc, thường được phục vụ trong các nghi thức giao tế đặc biệt, vì vậy, khi được tặng rượu Sa-kê, chúng tôi hiểu rằng đó không chỉ đơn thuần là món quà lưu niệm mà còn chất chứa tâm ý của người dân Fukushima dành cho mình.
Buổi tiệc đưa chúng tôi vào chuyến hành trình thấm đượm văn hóa xứ Phù Tang, nơi có nhiều tiết mục văn nghệ và các trò vui mang đậm dấu ấn Nhật Bản thăng hoa cùng hương vị ẩm thực đặc sắc. Suốt buổi tiệc, chúng tôi có dịp giao lưu nhiều hơn cùng ngài Azuma Yoshihiro, qua đó, càng thêm hiểu, thêm yêu mảnh đất Fukushima can trường vẫn đang “tái sinh” sau thảm họa kép động đất và sóng thần khốc liệt năm nào.
Sau một đêm phê pha rượu nồng, tôi được khởi động tinh thần bằng màn biểu diễn “drift” (kĩ thuật biểu diễn trượt bánh xe sau qua những khúc cua) ô tô độc đáo, do chính diễn viên đóng thế từng tham gia vào bộ phim Fast & Furious thực hiện.
Tiếp theo, tôi đến tham quan Hồ Inawashiro, hồ nước ngọt lớn thứ tư ở Nhật Bản, với diện tích khoảng 103km2 và độ sâu khoảng 93m, nước rất trong và sạch, khiến mặt hồ trông như thể một tấm gương lớn ngày đêm in bóng núi Bandai.
Đến tham quan Hồ Inawashiro, du khách có thể tranh thủ vui đùa, chụp ảnh cùng đàn vịt trời di cư trên bờ hồ.
Nisshinkan là ngôi trường dành cho các gia đình Samurai ở tỉnh Fukushima. Tại đây, trẻ nhỏ sẽ được học tập kiến thức phổ thông cũng như rèn luyện các bài tập thể chất, bao gồm cả võ thuật và cung đạo, để phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần.
Đến thăm Nisshinkan, tôi không chỉ choáng ngợp trước vẻ đẹp tráng lệ của kiến trúc thời Edo hoành tráng của ngôi trường mà còn được thưởng lãm vẻ đẹp của mùa thu lá đỏ Nhật Bản.
Trong ngày thứ tư tại Fukushima, tôi lại có dịp được đến thăm Thành Hạc Trắng Tsuruga, được xây dựng và trải qua nhiều lần trùng tu trong suốt gần 700 năm, từ thời lãnh chúa Ashina Naomori (1323-1391) đến nay.
Đến thăm nơi này vào mùa thu, du khách sẽ bị ấn tưởng bởi muôn vàn sắc đỏ xen vàng của những hàng cây lá phong trồng khắp xung quanh thành. Không chỉ vậy, du khách còn được chiêm ngưỡng phòng trà lịch sử tuyệt đẹp, thưởng thức một số loại trà truyền thống tuyệt vời theo đúng nghi lễ trà của các vị lãnh chúa phong kiến xưa kia.
Điểm đến tiếp theo là Làng cổ Ouchijuku nằm sâu trong tỉnh Fukushima. Theo lịch sử ghi chép, ngôi làng được xây dựng từ thời Edo, dọc theo tuyến đường thương mại Aizu-Nishi Kaido thông qua miền Bắc Nhật Bản, từng được các Samurai sử dụng để vận chuyển lương thực từ nông thôn đến các thành phố lớn, hoặc đến các vị lãnh chúa Edo để kinh doanh lập nghiệp.
Việc chính quyền và người dân Fukushima quyết tâm giữ gìn gần như nguyên vẹn toàn bộ kiến trúc cổ của ngôi làng qua nhiều năm tháng lịch sử đã giúp Làng cổ Ouchijuku trở thành một điểm hẹn “ngược dòng thời gian” đưa du khách về thời xa xưa để trải nghiệm cuộc sống của tiền nhân.
Bên cạnh các điểm đến chính thức trong lịch trình, trên hành trình rong ruổi khắp tỉnh Fukushima, đoàn chúng tôi còn có dịp được tận ngắm vẻ đẹp “thần tiên” của tuyến đường sắt Tadami nối liền thị trấn lâu đài Aizu Wakamatsu (tỉnh Fukushima) với Koide (tỉnh Niigata).
Tuyến đường sắt dài 135km. Điểm ấn tượng của Tadami nằm ở cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với núi, rừng, hồ và tuyết trắng xóa ở khu vực mà nó đi qua. Đứng ngắm nhìn từ xa, tôi hiểu rằng vì sao nó từng được xem là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhà thơ Matsuo Basho viết nên tác phẩm Haiku “Con đường hẹp đến miền Bắc sâu thẳm” nổi tiếng vào năm 1689.
Du khách sẽ vô cùng thích thú khi có mặt trong chuyến phiêu lưu đầy thú vị này. Đó là một sự kết hợp hoàn hảo giữa khung cảnh quyến rũ của vùng Tohoku với một trong những…
Gửi góp ý
Theo Ngô Trần Hải An ([Tên nguồn])
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Post a Comment