Ngôi làng cổ nằm giữa những khu rừng, bao phủ bởi những tầng mây. Trước khi đi vào làng phải đi qua rừng cổ thiêng có miếu thần rừng, nghe những câu chuyện huyền bí về ngôi làng nhuốm màu huyền thoại.
Làng Sảo Há (Hà Giang) giống với Làng Địa Ngục trong sách đến 99%!
Mới đây, ê kíp làm phim “Tết ở làng Địa Ngục” đã hé lộ quá trình sản xuất đầy ám ảnh của bộ phim. Theo đó, trong quá trình sản xuất, thử thách khó nhất là chọn một bối cảnh có thể tái hiện lại không khí âm u và rùng rợn của bộ tiểu thuyết gốc.
Ê kíp đã mất thời gian dài khảo sát, đi qua 14 ngôi làng để tìm kiếm nơi có thể trở thành làng Địa Ngục nhưng không thu được kết quả nào. “Đó là ngày thứ 10, khi chuẩn bị về Sài Gòn, chúng tôi tình cờ được một bạn thanh niên người Mông chỉ cho một ngôi làng ít người tới”, đạo diễn Trần Hữu Tấn kể.
Trong nỗ lực cuối cùng, cả đoàn làm phim đã vô cùng bất ngờ khi ghé thăm làng Sảo Há (Hà Giang) và mô tả nơi này giống với Làng Địa Ngục trong sách đến 99%!
Hệ thống đường giao thông vào thôn kéo dài từ trung tâm xã rộng khoảng 1m chỉ vừa 2 xe máy có thể tránh nhau.
Với khung cảnh hoàn toàn nguyên sơ, ngôi làng không có điện, nước và sóng điện thoại cũng không phủ tới. Theo anh Hoàng, quản lý hậu cầu của đoàn, để có nước sinh hoạt, ê kíp phải vận chuyển từ thị trấn cách điểm quay tới 15km.
Có thể nhiều du khách chưa biết ngôi làng cổ Sảo Há do không được quảng bá rộng rãi. Từ năm 2018, khi bắt đầu khai thác du lịch ở làng, Công ty Hà Giang Trẻ cùng du khách đã mang lại nhiều điều tích cực để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con nơi đây như: Tặng nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt, tặng bồn dự trữ nước cho mùa khô.
Đường lên Sảo Há y như tiếng khèn Mông: Cao, thấp, gập ghềnh, nhấp nhô đèo cao, núi dựng không theo quy luật; đang hiền hòa, dịu dàng, bỗng đột ngột vút cao, rồi lại trầm lắng lại,…
Để bảo tồn nét văn hóa truyền thống, chính quyền địa phương đã vận động, tuyên truyền đến các hộ dân trong thôn gìn giữ nét kiến trúc nhà trình trường truyền thống, hàng rào đá, không chặt phá rừng.
Không gian ở làng giống như hàng trăm năm nay chưa từng vướng sự ồn ã, náo nhiệt. Ánh nắng mặt trời hiếm hoi của mỗi ngày cũng chỉ khe khẽ len qua kẽ lá được một chút, rồi lại bị làn sương mỏng khéo “đuổi” đi.
Nếu không có những đoàn khách du lịch hiếm hoi đến tham quan thì có lẽ người dân Sảo Há quanh năm cũng chẳng biết đến ai, ngoài những người hàng xóm thân thuộc bởi vốn dĩ mọi thứ ở đây đều là tự cung tự cấp.
Du lịch trải nghiệm là vậy, nếu không ngại khó khăn, ngại đường xa trắc trở thì bạn sẽ có thể tìm được những món quà đầy bất ngờ, mà cứ ngỡ nó chỉ đến với ta một lần duy nhất trên đời.
Làng Sảo Há sống thành một nhóm, những mái nhà lợp ngói âm dương chụm vào nhau, lặng lẽ bảo vệ nhau giữa đại ngàn. Sảo Há nghĩa là thung lũng trên cao.
Theo đánh giá của địa phương, nhóm hộ Sảo Há, thuộc thôn Khó Chớ, xã Vần Chải được thiên nhiên ban tặng với hệ thống hang động, rừng nguyên sinh và những nếp nhà trình tường truyền thống tạo nên phong cảnh hữu tình. Là nhóm hộ nằm nép mình giữa đại ngàn núi đá, nơi đây còn lưu giữ được nét nguyên sơ vốn có của một bản vùng cao đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc dù, có điều kiện thuận lợi song nơi đây vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng lợi thế để du lịch thực sự phát triển.
Làng Sảo Há cách trụ sở trung tâm xã Vần Chải khoảng 2 km, là nơi sinh sống của 22 hộ dân tộc Mông. Nơi đây được bao bọc bởi hệ thống rừng nguyên sinh rộng khoảng 500 ha, ở độ cao khoảng 1.500 m so với mực nước biển. Bên cạnh hệ thống rừng nguyên sinh còn có các điểm nhấn đáng chú ý hấp dẫn du khách, như hệ thống rừng trúc, hang phỉ, nhà cổ, miếu Sảo Há. Khi đến đây ai cũng sẽ có cảm nhận bởi sự yên bình, thanh tịnh, không khí trong lành không có sự ồn ào, náo nhiệt.
Với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng đã có một số du khách đến trải nghiệm tại khu rừng trúc, rừng nguyên sinh, thăm miếu tại làng Sảo Há. Cũng đã có công ty lữ hành thực hiện chuyến khảo sát nhằm xây dựng tour du lịch trải nghiệm nối liền từ Vần Chải với các xã lân cận.
Tuy nhiên điểm nghẽn lớn nhất là hệ thống đường giao thông vào thôn kéo dài từ trung tâm xã rộng khoảng 1m, chỉ vừa 2 xe máy có thể tránh nhau. Ngoài ra, do nằm ở độ cao trên 1.500m tình trạng thiếu nước thường xuyên cũng là nguyên nhân cản trở lớn nhất đến sự phát triển du lịch toàn thôn.
Mùa Thu đã khiến Nấm Dẩn và Bản Díu (Xín Mần, Hà Giang) bỗng chốc biến hóa thành nàng sơn nữ kiều diễm, lung linh sắc màu nên được nhiều du khách coi là những tọa độ check-in…
Gửi góp ý
Theo Như Ngọc ([Tên nguồn])
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Post a Comment